Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Tổng quan về nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán quản trị

















Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán quản trị Việt Nam hiện nay còn một khoảng cách khá xa với các xu hướng nghiên cứu trên thế giới.

Buổi hội thảo trình bày tổng quan về nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán quản trị sẽ giới thiệu về các xu hướng trong lĩnh vực này bao gồm chủ đề nghiên cứu, lý thuyết cơ sở, phương pháp nghiên cứu…  Có ba bài báo được chọn để giới thiệu:


  • Bài báo của Wanderley and Cullen (2013) phác thảo một bức tranh rộng về sự phát triển của kế toán quản trị nói chung và nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán quản trị nói riêng. Qua bài báo, một số hướng “nghiên cứu thay thế “ (alternative approach) được giới thiệu bên cạnh các nghiên cứu truyền thống (mainstream research).
  • Bài báo của Chenhall & Smith (2011) tổng quan về nghiên cứu kế toán quản trị của Australia trong 30 năm (1980-2009). Các tác giả khảo sát 10 tạp chí chuyên ngành lĩnh vực kế toán – kiểm toán, trong đó có những tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán nói chung, những tạp chí chuyên sâu về kế toán quản trị. Trong 30 năm, các tác giả đến từ Úc  đã công bố được 234 bài báo trong lĩnh vực kế toán quản trị trên 10 tạp chí nói trên với số lượng tăng trửơng khá nhanh. Các chủ đề được tập trung nhiều là hệ thống kiểm soát quản lý (tổng quát), dự toán ngân sách và đánh giá thành quả. Lý thuyết nền cơ sở cho các nghiên cứu là các lý thuyết về hành vi và tổ chức, lý thuyết bất định (contingency theory) và các lý thuyết khác thuộc lĩnh vực tâm lý học, xã hội học… Nghiên cứu định tính có một vai trò quan trọng trong nghiên cứu bên cạnh nghiên cứu định lượng.
  • Bài báo của Brownell (1983) được dùng để minh họa cho một nghiên cứu về kế toán quản trị. Tác giả tìm hiểu mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo, việc tham gia quá trình lập dự toán với thành quả hoạt động cũng như sự hài lòng về công việc. Nghiên cứu tìm thấy hai biến phong cách lãnh đạo và sự tham gia quá trình lập dự toán có tương tác với nhau và có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động cũng như sự hài lòng với công việc.

Các bài báo được chọn chú ý đến tính dễ hiểu, hệ thống nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn ban đầu về nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán quản trị. 

Tài liệu tham khảo:

Wanderley, C. de A., & Cullen, J. (2013). Management Accounting Research: Mainstream versus Alternative Approaches. Contabilidade Vista & Revista, 15–44
Chenhall, R., & Smith, D. (2011). A review of Australian management accounting research: 1980–2009. Accounting & Finance, 51(June 2010), 173–206.
Brownell, P., 1983b, Leadership style, budgetary participation and managerial behaviour, Accounting, Organizations and Society 8, 307–321.


Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Lợi thế thương mại - Đánh giá tổn thất




















Từ năm 2004, IFRS yêu cầu đánh giá tổn thất lợi thế thương mạo (LTTM) thay vì phân bổ như IAS 22. Trong khi đó, US GAAP đã yêu cầu thực hiện điều này từ năm 2001. Bài viết này tóm tắt những yêu cầu của IFRS và US GAAP cập nhật đến nay.

SFAS 142 (revised 2010)

Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá tổn thất gồm 2 bước:

  • Bước 1: So sánh giữa giá trị hợp lý (fair value - FV) của bộ phận báo cáo (reporting unit) với giá trị sổ sách của nó. Nếu FV nhỏ hơn giá trị sổ sách, tổn thất có khả năng xảy ra, kế toán sẽ làm bước 2.
  • Bước 2: So sánh giữa FV ngầm định của LTTM với giá trị sổ sách của LTTM. Nếu FV ngầm định nhỏ hơn giá trị sổ sách của goodwill, khoản chênh lệch sẽ được ghi nhận vào lỗ.

Cách tính FV ngầm định của goodwill:

  • Tính FV của toàn bộ đơn vị báo cáo
  • Phân bổ FV cho tất cả tài sản và nợ phải trả như là trong 1 giao dịch mua công ty (bao gồm cả tài sản vô hình chưa được ghi nhận).
  • FV ngầm định của goodwill = FV của đơn vị báo cáo – FV của tài sản thuần.

Đối tượng đánh giá

Đối tượng đánh giá tổn thất LTTM là bộ phận báo cáo. Bộ phận báo cáo (reporting unit) được định nghĩa là một bộ phận hoạt động (operating segment – theo khái niệm của chuẩn mực về báo cáo bộ phận) hoặc thấp hơn một cấp (gọi là thành phần -component). Một thành phần sẽ được xem là một bộ phận báo cáo khi nó có thông tin tài chính riêng và thường được nhà quản lý soát xét kết quả hoạt động. Nếu hai thành phần cùng một bộ phận hoạt động và có đặc điểm kinh tế như nhau thì được gộp lại như một bộ phận báo cáo để đánh giá.

Hoàn nhập

US GAAP không cho phép hoàn nhập khoản lỗ đã ghi nhận.

Thời điểm đánh giá
Tổn thất LTTM được đánh giá hàng năm và giữa năm nếu xảy ra các sự kiện đặc biệt có thể làm giá trị hợp lý của đơn vị báo cáo xuống thấp hơn giá trị sổ sách; ví dụ một thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh.

Cập nhật
 
Gần đây, FASB có điều chỉnh phương pháp đánh giá tổn thất goodwill để giảm bớt gánh nặng chi phí (ASU 2011-08):
1/ Đầu tiên, áp dụng phương pháp đánh giá định tính để xem liệu có tổn thất không. Nếu không thì không cần đánh giá tổn thất.
2/ Nếu giá trị sổ sách của bộ phận báo cáo âm hoặc =0, thì thực hiện thẳng bước 2.

IFRS 3 và IAS 36 (2010)

Phương pháp đánh giá

Theo IAS 36, việc đánh giá tổn thất chỉ có 1 bước: So sánh giữa giá trị có thể thu hồi (recoverable amount) với giá trị sổ sách của bộ phận tạo ra tiền (cash-generated unit). Nếu giátrị thu hồi thấp hơn giá trị sổ sách, phần chênh lệch sẽ là lỗ tổn thất. Lỗ tổn thất trước hết được ghi giảm goodwill, phần còn lại sẽ giảm cho các tài sản khác trên cơ sở giá trị sổ sách của các tài sản này.

Cách tính giá trị có thể thu hồi:
Giá trị có thể thu hồi là số tiền lớn hơn giữa FV trừ chi phí bán với giá trị sử dụng (value in use). Giá trị sử dụng là giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai.

Một ví dụ về phương pháp đánh giá LTTM và thuyết minh về chính sách trên BCTC:

A European communications company describes its process for estimating recoverable amount:

“During the fourth quarter of 2009, [the Company] tested the value of goodwill allocated to its cash-generating units (CGU) or groups of CGUs applying the same valuation methods used every year... The recoverable amount is determined as the higher of the value in use determined by the discounted value of future cash flows (discounted cash flow method (DCF)) and the fair value (less costs to sell), determined based on market data (stock market prices, comparison with similar listed companies, comparison with the value attributed to similar assets or companies in recent transactions). The test was performed by [the Company] on the basis of an internal valuation of the recoverable amounts, except in the case of [two CGUs] for which [the Company] required the assistance of independent experts. Regarding [the first CGU], the recoverable amount was determined using usual valuation methods (DCF and stock market multiples) using financial assumptions consistent with previous years, which are as follows regarding the DCF method: discount rate of 8.50% (compared to 9.30% as of December 31, 2008) and perpetual growth rate of 1.00% (unchanged compared to December 31, 2008)... management concluded that the carrying value exceeded the recoverable amount of [the CGU] and consequently recognized an impairment loss of €616 million as of December 31, 2009...”
(Nguồn: E&Y, Impairment of long-lived assets, goodwill and intangible assets - US GAAP and IFRS - Media & Entertainment)

Đối tượng đánh giá
Đối tượng đánh giá tổn thất là đơn vị tạo ra tiền (cash-generating unit – viết tắt CGU). Theo IAS 36, CGU của một tài sản là nhóm tài sản nhỏ nhất có bao gồm tài sản đó và tạo ra dòng tiền vào độc lập một cách đáng kể với các dòng tiền từ các tài sản khác hoặc các nhóm tài sản khác.

Một ví dụ về cách xác định đối tượng đánh giá của IFRS so sánh với US GAAP:

"A media company has two operating segments: music and television. The music segment has three divisions: music recording, merchandising and music publishing. Each division has discrete cash inflows and financial information, which includes a goodwill allocation from acquisitions that benefit that division. Management regularly reviews the operating results of each division.

  • Under US GAAP, the three music divisions are each “components.” The company aggregated the music divisions (components) together as a “music” reporting unit for goodwill allocation and impairment testing, because they had similar economic characteristics, and thus qualified for aggregation as a reporting unit under US GAAP.
  • Under IFRS, the three music divisions are each CGUs. Because each division is a CGU, and goodwill is monitored at the division level, management is required to assess goodwill impairment for each music division separately."

(Nguồn: E&Y, Impairment of long-lived assets, goodwill and intangible assets - US GAAP and IFRS - Media & Entertainment)

Hoàn nhập
Trước đây, IAS 36 cho phép hoàn nhập khi tổn thất không còn nữa. Tuy nhiên, từ năm 2004, việc hoàn nhập này không còn được phép nữa.

Thời điểm đánh giá
IAS 36 yêu cầu đánh giá tổn thất hàng năm, tuy nhiên cho phép đánh giá vào bất kỳ thời điểm nào trong năm với điều kiện việc đánh giá được thực hiện cùng thời điểm vào mỗi năm. Các CGU khác nhau có thể có thời điểm đánh giá khác nhau.

Một ví dụ về cách xác định thời điểm đánh giá:

"A US multimedia company applying IFRS determines that the optimal time for assessing impairment for its CGUs are as follows:
  • Advertising — in May, because that is when it purchases the “up fronts” for the next season
  • Film — in December, which is the end of the Christmas film season and coincides with its fiscal year-end."
(Nguồn: E&Y, Impairment of long-lived assets, goodwill and intangible assets - US GAAP and IFRS - Media & Entertainment)

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Thông báo nhận đăng ký thành viên mới













Sau hai năm hoạt động, Câu lạc bộ Giảng dạy và Nghiên cứu Kế toán - Kiểm toán đã có gần 60 thành viên. Trong năm 2013, Câu lạc bộ nhận thêm một số thành viên mới.

Quý thầy cô và anh chị quan tâm xin đọc Điều lệChương trình sinh hoạt năm 2013 để quyết định đăng ký tham gia. Phí sinh hoạt cho cả năm 2013 là 500.000 đồng.

Thư đăng ký nêu ngắn gọn họ tên, đơn vị công tác, công việc hiện tại và mong muốn đăng ký tham gia, gửi về địa chỉ: duc.vuhuu@gmail.com trước ngày 30/6/2013.

Cập nhật thuế 2013
















Ngày 14/6/2013, Câu lạc bộ Giảng dạy và Nghiên cứu Kế toán - Kiểm toán sinh hoạt với chủ đề "Cập nhật thuế 2013" do Luật sư Trần Xoa trình bày với các nội dung sau:
1/ Cập nhật văn bản thuế 6 tháng đầu năm 2013
2/ Giới thiệu và phân tích những điểm mới trong quy định về quản lý và khấu hao TSCĐ
3/ Giới thiệu và phân tích một số điểm mới về hóa đơn bán hàng theo Thông tư 64/2013/TT-BTC

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Kế toán trên cơ sở chấm dứt hoạt động (tiếp theo)
















Tài liệu trình bày tại buổi hội thảo.

Các thầy cô bấm vào đường dẫn, sẽ hiện lên trang Google Documents, có thể xem trực tiếp,in hoặc download về. Để download về, các thầy cô chọn mục Print phía trên bên tay trái, chọn print to PDF để tải về.






Câu hỏi thảo luận

Hai câu hỏi lớn được trao đổi trong buổi hội thảo là:

1/ Tại sao FASB loại trừ trường hợp các đơn vị chấm dứt hoạt động theo kế hoạch đã có từ khi thành lập ra khỏi đối tượng áp dụng cơ sở chấm dứt hoạt động? Thông tin về tình hình thanh lý của các doanh nghiệp này (đặc biệt là đối với công ty cổ phần) rất cần thiết cho các bên.

2/ FASB cho phép doanh nghiệp ghi nhận tài sản theo số tiền họ mong đợi (hy vọng) có thể thu được. Liệu điều này có thiếu “thận trọng” không? Làm sao kiểm toán viên thu thập bằng chứng về vấn đề này?


Những nội dung tham khảo về hai câu hỏi này sẽ được đưa lên trong thời gian gần.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Kế toán trên cơ sở chấm dứt hoạt động








Báo cáo tài chính hiện nay chủ yếu được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục (going concern basis). Mặc dù IFRS quy định rằng khi giả định này bị vi phạm, báo cáo tài chính sẽ phải lập trên một cơ sở khác nhưng không có một hướng dẫn cụ thể nào về cơ sở này. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong trường hợp và các công ty kiểm toán của họ có nhiều cách xử lý rất khác nhau. Vấn đề đặc biệt quan trọng hơn trong bối cảnh suy thoái kinh tế và nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh này, trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Gần đây, tháng 4-2013, FASB đã ban hành một hướng dẫn về vấn đề này với tên gọi “Liquidation Basis of Accounting” – tạm dịch “Kế toán trên cơ sở chấm dứt hoạt động” hoặc “Kế toán trên cơ sở thanh lý”. Điều này một mặt đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, mặt khác đặt ra những câu hỏi thú vị về mặt lý thuyết.


Câu lạc bộ Giảng dạy và Nghiên cứu Kế toán – Kiểm toán tổ chức buổi hội thảo với đề tài: Lập BCTC trong trường hợp giả định hoạt động liên tục bị vi phạm. Mục đích của buổi trình bày là giới thiệu về hướng dẫn của FASB cũng như các cách tiếp cận đa dạng hiện nay của các doanh nghiệp và công ty kiểm toán. Các thông tin trao đổi sẽ hữu ích cho:

  • Các doanh nghiệp trong việc xử lý một vấn đề thách thức đặt ra trong thực tiễn nghề nghiệp.
  • Các nhà giảng dạy và nghiên cứu kế toán – kiểm toán Việt Nam trong việc nắm bắt thực tiễn về vấn đề này nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu .
  • Các kiểm toán viên trong việc hiểu và thực hiện những thủ tục kiểm toán cần thiết trong trường hợp này, đặc biệt là trong bối cảnh chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam hay bất kỳ quy định nào hướng dẫn tại Việt Nam hiện nay.

Nội dung

  • Giới thiệu các nội dung về kế toán trên cơ sở chấm dứt hoạt động theo quy định của FASB
  • Những vấn đề khi áp dụng thực tiễn tại Việt Nam
  • Ghi nhận tài sản và nợ phải trả trên cơ sở chấm dứt hoạt động
  • Xác định giá trị của tài sản và nợ phải trả trên cơ sở chấm dứt hoạt động lý
  • Trình bày báo cáo tài chính lập trên cơ sở chấm dứt hoạt động
  • Các vấn đề về kiểm toán
  • Những ảnh hưởng của vấn đề trên đến giảng dạy và nghiên cứu kế toán – kiểm toán.

Tài liệu tham khảo

FASB: Update No. 2013-07—Presentation of Financial Statements (Topic 205): Liquidation Basis of Accounting, download tại: