Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Chuyên đề 3



Đây là chuyên đề đầu tiên trình bày về vấn đề đổi mới việc giảng dạy các môn học kế toán. Chúng ta bắt đầu bằng môn học Nguyên lý kế toán. Một môn học mà ai trong chúng ta đều có trải nghiệm, dù là với những bối cảnh khác nhau.

Chúng ta sẽ trao đổi về mục tiêu môn học và những yêu cầu đổi mới ngay từ mục tiêu. Trên cơ sở ý niệm về mục tiêu, các trao đổi sẽ tiếp tục đào sâu hơn về cấu trúc môn học cũng như phương pháp giảng dạy. Một số đề xuấtmang tính chất gợi ý cho những suy nghĩ của mỗi thành viên.

Dưới đây là liên kết để tải về slide bài trình bày

Link 1: http://hotfile.com/dl/118704628/e8f77cc/DoimoigiangdayNLKT-2.rar.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?s8d4dmq4dgg9p6g

FRS19 - Một tài liệu thú vị về thuế hoãn lại



Người Anh thường có cách tiếp cận riêng trong nhiều vấn đề, không loại trừ kế toán. Xin giới thiệu với các thầy cô chuẩn mực kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp của Anh. Trong tài liệu này có một số thông tin thú vị:
  • Lý giải của UK về việc họ thay đổi giữa phương pháp phân bổ từng phần sang phân bổ toàn phần
  • So sánh giữa deferral method và liability method, sau đó UK giới thiệu một phương pháp khác; gọi là Incremental liability approach. Trong đó, có 1 ý thú vị là họ phê bình cách mà IAS 12 định nghĩa chênh lệch tạm thời nhưng sau đó lại loại trừ chênh lệch tạm thời phát sinh do ghi nhận ban đầu.
Link 1: http://hotfile.com/dl/118676314/665b544/FRS_19(1).pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?26zd3jtx1i14ag5

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Khám phá website IASPLUS





Trang web http://www.iasplus.com do Deloitte phát triển và duy trì là một nguồn tư liệu online quý giá cho tất cả những người nghiên cứu kế toán, đặc biệt là kế toán quốc tế.

Những lợi ích mà các thầy cô có thể có khi sử dụng website này là:

  • Tóm tắt toàn bộ các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và các hướng dẫn của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế IASB.
  • Thông tin về lịch sử phát triển của IASB, về cơ cấu tổ chức cũng như về những dự án đã và đang phát triển.
  • Thông tin về việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế của các quốc gia trên thế giới
  • Cập nhật quá trình phát triển các chuẩn mực quốc gia của hơn 80 nước trên thế giới cũng như cung cấp một số tài liệu so sánh chuẩn mực quốc gia với chuẩn mực quốc tế.
  • Các biểu mẫu báo cáo tài chính theo IFRS và bảng checklist về thuyết minh theo các chuẩn mực quốc tế, một công cụ quan trọng cho việc khảo sát và đánh giá tình hình tuân thủ IFRS cũng như hiểu các quy định của chuẩn mực sẽ được thể hiện như thế nào trên báo cáo tài chính.
  • Nhiều tài liệu do Deloitte biên soạn cả về kế toán, kiểm toán. Phần lớn là miễn phí.
  • Các liên kết đến các trang web của các tổ chức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trên khắp thế giới.
  • Chương trình IFRS e-learning của Deloitte là một công cụ giúp tìm hiểu một cách hiệu quả những vấn đề cơ bản của IFRS.

Đặc điểm nổi bật của website này là thông tin rất phong phú, luôn cập nhật, phần lớn miễn phí và là nguồn trích dẫn đáng tin cậy về IFRS.

Để có thể dễ dàng khám phá những tiện ích của website này, các thầy cô vào trang http://iasplus.com/new/about.htm, đây là trang có những đường link trực tiếp đến các tiện ích của website.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Một tranh luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp



Đặt vấn đề
Doanh nghiệp mua 1 thiết bị đã sử dụng với giá 1.000 triệu đồng; tuy nhiên các giấy tờ cho thấy cơ quan thuế chỉ chấp nhận giá trị 600 triệu đồng. Giao dịch này có tạo thành một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tại thời điểm mua hay không?
Tiếp cận theo deferral method
Đây là một khoản chênh lệch vĩnh viễn do doanh nghiệp chỉ được đưa vào chi phí được khấu trừ thuế là 600 triệu, bất chấp giá gốc trên sổ sách là 1.000 triệu đồng. Giả sử thiết bị được khấu hao đường thẳng trong 10 năm, mỗi năm giá trị khấu hao theo kế toán là 100 triệu đồng nhưng chỉ được đưa vào chi phí khấu trừ thuế là 60 triệu đồng.
Tiếp cận theo liability method
Đây là một khoản chênh lệch tạm thời, vì giá trị sổ sách kế toán và cơ sở tính thuế khác nhau. Ngay tại thời điểm mua, khoản chênh lệch tạm thời đã phát sinh là 400 triệu. Nếu doanh nghiệp bán tài sản ngay tại thời điểm này với giá 1.000 triệu đồng, doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trên một khoản thu nhập tính thuế là 400 triệu đồng. Cũng giả sử doanh nghiệp khấu hao đường thẳng trong 10 năm. Một năm sau ngày mua, giá trị sổ sách kế toán là 900 triệu đồng và cơ sở tình thuế là 540 triệu đồng. Chênh lệch tạm thời bây giờ còn lại là 360 triệu đồng, vì 40 triệu đồng đã bị loại trừ khỏi chi phí khấu trừ thuế ngay năm đầu tiên sử dụng.
Về mặt lý thuyết kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp, chênh lệch tạm thời trên tạo ra một khoản thuế hoãn lại phải trả tương ứng với số thuế mà doanh nghiệp không được khấu trừ trong tương lai ngay khi mua tài sản. Giả sử doanh nghiệp được bán đi một năm sau ngày mua thiết bị, người mua doanh nghiệp sẽ phải biết rằng thiết bị mà doanh nghiệp nắm giữ có giá trị sổ sách là 900 triệu đồng nhưng chỉ được khấu trừ thuế trong tương lai là 540 triệu đồng; thể hiện qua khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính là 360 triệu đồng.
Quy định của chuẩn mực kế toán
Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam không cho phép ghi nhận thuế hoãn lại phải trả trong trường hợp này. Theo đoạn 09 của VAS 17:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch,.
VAS 17 dựa trên IAS 12 về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Đoạn 15 IAS12 (2009) quy định:
A deferred tax liability shall be recognised for all taxable temporary differences, except to the extent that the deferred tax liability arises from:
(a) the initial recognition of goodwill; or
(b) the initial recognition of an asset or liability in a transaction which:
(i) is not a business combination; and
(ii) at the time of the transaction, affects neither accounting profit nor taxable profit (tax loss)
Đoạn 22(c), giải thích:
“…if the transaction is not a business combination, and affects neither accounting profit nor taxable profit, an entity would, in the absence of the exemption provided by paragraphs 15 and 24, recognise the resulting deferred tax liability or asset and adjust the carrying amount of the asset or liability by the same amount. Such adjustments would make the financial statements less transparent. Therefore, this Standard does not permit an entity to recognise the resulting deferred tax liability or asset, either on initial recognition or subsequently (see example below). Furthermore, an entity does not recognise subsequent changes in the unrecognised deferred tax liability or asset as the asset is depreciated”.
Sau đó, IAS 12 đưa ra thí dụ:
An entity intends to use an asset which cost 1,000 throughout its useful life of five years and then dispose of it for a residual value of nil. The tax rate is 40%. Depreciation of the asset is not deductible for tax purposes. On disposal, any capital gain would not be taxable and any capital loss would not be deductible.
As it recovers the carrying amount of the asset, the entity will earn taxable income of 1,000 and pay tax of 400. The entity does not recognise the resulting deferred tax liability of 400 because it results from the initial recognition of the asset.
In the following year, the carrying amount of the asset is 800. In earning taxable income of 800, the entity will pay tax of 320. The entity does not recognise the deferred tax liability of 320 because it results from the initial recognition of the asset.
Như vậy, IAS 12 lo rằng việc việc ghi nhận một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả có thể dẫn đến việc ghi tăng giá trị tài sản lên một khoản tương ứng làm cho báo cáo tài chính mất đi tính minh bạch. Do đó, IAS 12 cấm ghi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong trường hợp này.
Sự lo lắng của IASB xuất phát từ việc tại một số quốc gia, doanh nghiệp có thể nhận được những tài sản tài trợ mà không phải chịu thuế hoặc có các tài sản mà cơ quan thuế không chấp nhận giá trị, thí dụ các tài sản vô hình. Trong trường hợp này, mặc dù tài sản có giá trị sổ sách kế toán nhưng cơ sở tính thuế của nó bằng không. Vì vậy, nếu bắt doanh nghiệp ghi một khoản thuế hoãn lại phải trả, doanh nghiệp sẽ đánh giá tài sản tăng lên để bù lại phần này, làm cho cả tài sản và nợ phải trả cùng tăng lên một giá trị khống. Thí dụ, doanh nghiệp nhận được một thiết bị tài trợ không phải chịu thuế là 15 tỷ. Nếu doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản thuế hoãn lại phải trả là 3,75 tỷ (thuế xuất 25%), doanh nghiệp sẽ đánh giá tài sản là 20 tỷ để khi bù trừ với thuế hoãn lại phải trả (bây giờ là 20 tỷ x 25% = 5 tỷ), thì giá trị tài sản thuần vẫn là 15 tỷ.
Việc cấm không cho ghi nhận thuế hoãn lại của IASB là một cách tiếp cận theo kiểu “Không quản lý được thì cấm”. Barry J. Epstein và Eva K. Jermakowicz giải thích về quan điểm của IASB trong cuốn sách “Wiley 2010 Interpretation and Application of International Financial Reporting Standards” như sau:
In some tax jurisdictions, the costs of certain assets are never deductible in computing taxable profit. Depending on jurisdiction, buildings, intangibles, or other assets may not be subject to depreciation or amortization. Thus, the asset in question has a differing accounting basis than tax basis, and this defines a temporary difference under revised IAS 12. Similarly, certain liabilities may not be recognized for tax purposes. While IAS 12 agrees that these represent temporary differences and that, under the principles of interperiod tax allocation using the liability method, this should result in the recognition of deferred tax liabilities or assets, the decision was made to not permit this. The reason given is that the new result would be to “gross up” the recorded amount of the asset or liability to offset the recorded deferred tax liability or benefit, and this would make the financial statements “less transparent.” It could also be argued that when an asset has, as one of its attributes, nondeductibility for tax purposes, the price paid for this asset would have been affected accordingly, so that any such “gross-up” would cause the asset to be reported at an amount in excess of fair value.
Thừa nhận của IASB và hướng sửa đổi
Khi dự án Hội tụ kế toán giữa IASB và FASB được triển khai, trong đó có một dự án con liên quan đến thuế thu nhập hoãn lại. Trong quá trình thảo luận, từ năm 2003, IASB đã cam kết sẽ chỉnh sửa sự loại trừ này khi ban hành lại IAS 12. Và trong phần giải thích bản dự thảo mới được công bố năm 2009, IASB viết:
IAS 12 prohibits recognition of a deferred tax liability or deferred tax asset for temporary differences that arise from the initial recognition of an asset or liability in a transaction that:
(a) is not a business combination, and
(b) at the time of the transaction affects neither accounting nor taxable profit.
IAS 12 also prohibits an entity from recognising subsequent changes in such an unrecognised deferred tax asset or liability. SFAS 109 does not include an exception from the temporary difference approach for temporary differences that arise on the initial recognition of an asset or liability.
The Board proposes to eliminate the exception that IAS 12 makes and so create a more principled standard and more consistent treatment of deferred tax. The resulting IFRS should also be easier to understand and apply. Many questions arise in practice on how the initial recognition exemption should be applied. (đoạn BC 25 và 26, phần in đậm do người viết thực hiện để nhấn mạnh)
Như vậy, IASB thừa nhận cần phải loại trừ yêu cầu trên để bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực được thống nhất. Còn việc xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh cần đưa ra các quy định phù hợp thay vì ngăn cấm hoàn toàn việc ghi nhận thuế hoãn lại trong trường hợp này.
Những cách thức cụ thể do IASB đề xuất, so sánh với cách làm của các quốc gia khác sẽ được đề cập trong một bài phân tích khác. Dừng lại ở đây, chúng ta có một thí dụ về vai trò của khuôn mẫu lý thuyết kế toán. Nó xác lập những nguyên tắc cơ bản mà không một chuẩn mực cụ thể nào có quyền đi ngược lại. Vì vậy, có người ví nó như một thứ “hiến pháp” cho các chuẩn mực kế toán.

Chia sẻ thông tin



Cô Nguyễn Thị Thanh Hiền, một thành viên tham gia nhóm trình bày về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, có nhã ý chia sẻ với các thầy cô luận văn cao học về báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà cô Hiền là tác giả.
Xin cảm ơn cô Hiền và trân trọng giới thiệu với các thầy cô.
Link 1:
http://hotfile.com/dl/118572468/2e8b525/Luan_van_BCLCTT_Full_text.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?8bl9h65ajhoa7o4

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Hội tụ kế toán quốc tế



Hội tụ kế toán toàn cầu là một chủ đề lớn trong kế toán hiện đại, xét cả về thực tiễn và lý thuyết. Nó không chỉ tác động đến bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới mà còn ảnh hưởng đến quyết định của từng quốc gia trong chiến lược phát triển hệ thống kế toán của quốc gia mình. Nó là một vấn đề phức tạp vì đụng chạm đến những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp lý và sâu thẳm hơn, vấn đề văn hóa.

Một số bài viết chọn lọc sẽ giúp các thầy cô hình dung sơ bộ vấn đề.

Bài viết về tình hình hội tụ kế toán quốc tế và một chiến lược đề xuất cho Việt Nam (tiếng Việt)
Link 1:
http://hotfile.com/dl/118280878/421925a/HoituketoanquoctevaVN.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?jz6tcfbh5bc7q8b

Bài viết về những nhân tố tác động đến việc hình thành hệ thống kế toán quốc gia (tiếng Việt)
Link 1:
http://hotfile.com/dl/118280914/d97dff9/Nhantotacdonghethongketoanquocgia.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?57ua3a682uo1ba1

Bài viết về những tổ chức kế toán quốc tế và suy nghĩ về kế toán Việt Nam (tiếng Việt)
Link 1:
http://hotfile.com/dl/118280952/773d69d/VNtotheWorld.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?100y679xrm0f58j

Bài viết về quá trình hội tụ kế toán của 3 quốc gia châu Âu (tiếng Anh)
Link 1:
http://hotfile.com/dl/118281053/c945548/HoituketoanchauAu.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?j4tu5m1f5mlsj5r

Bài viết về những trở ngại trên con đường hội tụ kế toán toàn cầu (tiếng Anh)
Link 1:
http://hotfile.com/dl/118281106/f34353d/The_Roadmap_to_Global_Accounting_Convergence.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?azp14tk4z7q06av

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Tài liệu đọc thêm về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ



Gửi các thầy cô đọc trước một số tài liệu về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một bài viết giới thiệu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ (tiếng Việt)

Link 1:
http://hotfile.com/dl/118180479/8c08b63/Bai_viet_gioi_thieu_BCLCTT.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?9j37l75pk19si02

Một chương sách giáo khoa tiếng Anh giới thiệu về báo cáo này

Link 1:
http://hotfile.com/dl/118180520/5946f7b/BCLCTT-1.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?gkivf4of06edt2r

Một chương sách phân tích báo cáo tài chính, trong đó đề cập đến cách đọc báo cáo này (tiếng Anh)

Link 1:

http://hotfile.com/dl/118180558/d691d19/BCLCTT-2.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?r6e640ue8x8kxs4

Khóa sổ thư mời chuyên đề Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Chuyên đề Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã nhận đủ số lượng thành viên tham gia là các thầy cô:
  • Nguyễn Thị Ngọc Điệp
  • Lý Nguyễn Thu Ngọc
  • Ngô Thị Mỹ Thúy
Xin cảm ơn các thầy cô

Tự đánh giá chuyên đề 2 (nâng cao)



Đây là một bài tập của chương trình cao học môn Lý thuyết kế toán nhằm đánh giá khả năng vận dụng các khái niệm trong khuôn mẫu lý thuyết kế toán, đặc biệt là các yếu tố của báo cáo tài chính. Các nhà ban hành chuẩn mực kế toán thường sử dụng các dạng phân tích này để đánh giá các phương pháp xử lý kế toán.

Công ty PANASIA có dự án xây dựng một nhà máy khai khoáng tại Mianma trị giá 20 triệu USD. Nhà máy sẽ hoạt động trong 50 năm, chi phí để khôi phục lại môi trường tự nhiên sau khi nhà máy đã chấm dứt hoạt động ước tính là 2 triệu USD.

Các phương án xử lý kế toán đối với khoản chi phí này như sau:

  1. Ghi vào nguyên giá của nhà máy đồng thời với một khoản phải trả dài hạn 2 triệu USD. Khấu hao cùng với việc khấu hao nhà máy trong 50 năm vào giá thành sản phẩm.
  2. Tương tự như phương án 1 nhưng quy 2 triệu USD về giá trị hiện tại.
  3. Không ghi nhận vào giá trị tài sản cố định mà trích trước vào chi phí hàng năm số tiền 2 triệu trong 50 năm.
  4. Không ghi nhận vào báo cáo tài chính mà thuyết minh trên báo cáo tài chính như một khoản nợ tiềm tàng.
  5. Không ghi nhận vào báo cáo tài chính mà thuyết minh trên báo cáo tài chính như một khoản trách nhiệm của công ty đối với môi trường.
  6. Không ghi nhận cũng như không thuyết minh gì về khoản chi phí này.

Yêu cầu

Phân tích từng phương án trên cơ sở áp dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán của IASB. Đối với những thông tin chưa có, tự đưa ra các giả định để biện luận.

Tự đánh giá chuyên đề 2



Chúng ta đã có một buổi trao đổi nhiều thông tin thú vị về khuôn mẫu lý thuyết kế toán. Buổi sinh hoạt dù kết thúc rất trễ nhưng chắc chắn còn nhiều vấn đề các thầy cô còn muốn trao đổi thêm.

Dưới đây là một số câu hỏi tự đánh giá để chúng ta có dịp hồi tưởng lại những vấn đề đã được trao đổi và nếu cần thiết sẽ tiếp tục làm rõ trong buổi sinh hoạt kế tiếp.

  1. Tại sao việc xây dựng KMLT kế toán là một yêu cầu cấp thiết đối với Hoa Kỳ và một số quốc gia; trong khi đó đối với nhiều quốc gia khác nó lại không cần thiết?
  2. Tại sao các nhà lý thuyết gọi là KMLT là một lý thuyết quy chuẩn (normative) và diễn dịch (deductive)?
  3. Tại sao gọi nền tảng của KMLT kế toán là lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định?
  4. Tại sao cơ sở dồn tích và tính hoạt động liên tục lại được xem là hai giả định cơ bản mà không phải là những nguyên tắc kế toán?
  5. Giải thích nguyên tắc "nội dung quan trọng hơn hình thức" và cho thí dụ về việc áp dụng nó trong việc ghi nhận và đánh giá các yếu tố của báo cáo tài chính.
  6. Áp dụng định nghĩa về nợ phải trả để giải thích tại sao một khoản doanh thu nhận trước tiền cho thuê nhà lại được ghi nhận như một khoản phải trả trên báo cáo tài chính?
  7. Áp dụng định nghĩa của thu nhập để giải thích tại sao lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá các tài sản tiền tệ cuối kỳ lại được ghi nhận như một khoản thu nhập trên báo cáo tài chính?

Khuôn mẫu lý thuyết kế toán của Hoa Kỳ



Khuôn mẫu lý thuyết kế toán ra đời đầu tiên tại Hoa Kỳ vào những năm cuối thập niên 1970 như một trong những cách giải quyết những trở ngại trên con đường hình thành các chuẩn mực kế toán. Trong vòng 22 năm, FASB đã ban hành 7 Công bố về các khái niệm báo cáo tài chính (SFAC). Mặc dù có những ý kiến khác nhau, đây thực sự là một đóng góp to lớn cho việc hình thành và đưa vào thực tiễn các lý thuyết kế toán; cung cấp nền tảng lý thuyết cho kế toán tài chính hiện đại.

Dưới đây là đường dẫn để download các SFAC.


Link 1:

http://hotfile.com/dl/118119478/d9e8df7/KMLT-FASB.rar.html

Link 2:

http://www.mediafire.com/?ldir896d7rbw0di

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Chuyên đê 2: Khuôn mẫu lý thuyết kế toán (tiếp theo)



Đây này là phần thứ hai của chuyên đề 2 về Khuôn mẫu lý thuyết kế toán. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các vấn đề kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp dưới góc nhìn của khuôn mẫu lý thuyết kế toán.

Các câu hỏi được đặt ra và trả lời trong phần này là:

  1. Tại sao thuế thu nhập doanh nghiệp lại là một chi phí?
  2. Cơ sở nào cho việc ghi nhận các khoản chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế?
  3. Liệu tài sản thuế TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả có thỏa mãn định nghĩa tài sản và nợ phải trả?
  4. Tại sao chuyển lỗ lại tạo ra một tài sản thuế hoãn lại?..l.
Mời các thầy cô download slide theo các đường dẫn dưới đây:
Link 1:
http://hotfile.com/dl/118069496/c1cb7ea/ketoanthue-tiepcantuKMLT.ppt.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?6lh9q9e59gv3bh5

Chuyên đề 2: Khuôn mẫu lý thuyết kế toán



Xin gửi các bạn đường dẫn để download slide chuyên đề 2
Link 1:
http://hotfile.com/dl/117587465/48e66be/Khuonmaulythuyetketoan.rar.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?121mmu8cn18hea0

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Thư mời tham gia chuyên đề báo cáo hợp nhất



Mục tiêu
Báo cáo tài chính hợp nhất là thách thức lớn đối với cả những người giảng dạy và những người công tác thực tế tại các công ty. Chuyên đề này nhằm trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo hợp nhất để giải thích được các chuẩn mực hiện hành về báo cáo này, trao đổi về cách thức lập báo cáo hợp nhất cũng như tổ chức hệ thống thông tin để lập báo cáo này.

Chủ nhiệm
Thầy Vũ Hữu Đức

Thời gian trình bày dự kiến
Năm buổi sáng thứ 6 hàng tuần từ 23/9 đến 21/10.

Số lượng thành viên mời tham gia xây dựng chuyên đề
Ba người
Yêu cầu đã có nghiên cứu hoặc kinh nghiệm về báo cáo hợp nhất

Thời hạn đăng ký
Trước ngày 30/5/2011

Cách thức đăng ký
Gửi email về: duc.vuhuu@gmail.com

Mong được sự quan tâm của các thầy cô

Thư mời tham gia chuyên đề chuẩn mực kế toán



Mục tiêu
Chuyên đề nhằm trình bày và thảo luận các nội dung của chuẩn mực kế toán Việt Nam có đối chiếu với các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Các vấn đề được trình bày trong mỗi chuẩn mực bao gồm cơ sở lý luận của chuẩn mực dựa trên khuôn mẫu lý thuyết kế toán, cách thức vận dụng và các thí dụ cụ thể, các vấn đề tranh luận và tham chiếu IFRS, US GAAP.

Chuyên đề chia làm hai phần chính:

  • Các chuẩn mực cơ bản
  • Các chuẩn mực về báo cáo tài chính
Riêng chuẩn mực về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các chuẩn mực về đầu tư liên công ty được trình bày trong những chuyên đề khác.

Chủ nhiệm đề tài
Cô Lê Thị Khoa Nguyên
Cô Nguyễn Thị Kim Cúc

Thời gian trình bày dự kiến
Năm buổi sáng thứ 6: từ ngày 12/8 đến 16/9/2011.

Số lượng thành viên mời tham gia xây dựng chuyên đề
Bốn người

Thời hạn đăng ký tham gia
Trước ngày 31/5/2011

Cách thức đăng ký
Gửi email về địa chỉ lekhoanguyen1@yahoo.com

Mong được sự quan tâm của các thầy cô

Thư mời tham gia chuyên đề phân tích báo cáo tài chính



Mục tiêu
Chuyên đề này nhằm trao đổi và thảo luận về các kỹ năng phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá các rủi ro tiềm ẩn về phương diện kế toán và tài chính. Nội dung bao gồm:
  • Giới thiệu bản chất các báo cáo tài chính
  • Giới thiệu về các hướng tiếp cận khác nhau trong phân tích báo cáo tài chính hiện nay
  • Phân tích các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh
Các kiến thức và kỹ năng này không những nâng cao năng lực phân tích mà còn hết sức hữu ích cho việc hiểu sâu hơn về kế toán tài chính. Vì công việc kế toán xét cho cùng là cung cấp thông tin cho người đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính.

Chủ nhiệm đề tài
Cô Lê Thị Khoa Nguyên

Thời gian trình bày dự kiến
Các buổi sáng thứ 6 ngày 22/7, 29/7 và 5/8/2011.

Số lượng mời tham gia xây dựng chuyên đề
Bốn người

Thời hạn đăng ký
Trước ngày 22/5/2011

Cách thức đăng ký
Gửi email về địa chỉ: lekhoanguyen1@yahoo.com

Mong được sự quan tâm của các thầy cô

Thư mời tham gia chuyên đề Báo cáo lưu chuyển tiền tệ



Mục tiêu chuyên đề
Trao đổi và thảo luận về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, một báo cáo được coi là cung cấp nhiều thông tin hữu ích nhưng còn nhiều bí mật. Các vấn đề được quan tâm là ý nghĩa, cách thức đọc hiểu cũng như lập báo cáo này theo hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

Chủ nhiệm
Thầy Vũ Hữu Đức

Khách mời
Cô Nguyễn Thị Thanh Hiền
Công ty CP Tập đoàn Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam

Thời gian trình bày chuyên đề
Hai buổi, sáng thứ 6 ngày 3/6 và 17/6/2011

Số lượng mời tham gia xây dựng chuyên đề
Ba người

Thời gian hết hạn đăng ký
20/5/2011

Cách thức đăng ký
Gửi mail về địa chỉ duc.vuhuu@gmail.com

Mong được sự quan tâm của các thầy cô


Mời tham gia chuyên đề



Mục tiêu


Nhằm tạo điều kiện để các thầy cô tham gia vào nghiên cứu sâu hơn, Ban tổ chức sẽ mời các thầy cô tham gia xây dựng chuyên đề ngay từ đầu. Khi tham gia, các thầy cô sẽ có dịp làm việc với các chuyên gia đầu ngành hoặc các giảng viên kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nhiều hơn.


Quy trình

  1. Các thầy cô đăng ký vào nhóm chuyên đề theo thư mời được công bố trên blog
  2. Chủ nhiệm chuyên đề sẽ họp phân công. Các thành viên có thể tham gia ở nhiều mức độ khác nhau: chuẩn bị tư liệu hay thí dụ tình huống (case study), câu hỏi phản biện, trình bày một phần nhỏ trong chuyên đề...
  3. Trong quá trình chuẩn bị sẽ có các buổi thảo luận nhóm chuyên đề trao đổi về nội dung, nghe trình bày thử, góp ý...
  4. Nhóm sẽ phân công viết bài đăng trên blog để giới thiệu chuyên đề, cung cấp tài liệu và theo dõi phản hồi.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Quản trị công ty


Quản trị công ty (Corporate governance) là một khái niệm đã có từ lâu nhưng được đặc biệt quan tâm vào đầu thế kỷ 21 sau hàng loạt vụ sụp đổ của Enron, Worldcom...

Trong nghiên cứu về chuỗi cung ứng tạo ra báo cáo tài chính, IFAC đã xem đây là một trong bốn yếu tố quan trọng. OECD cũng đã công bố một tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng hay đánh giá về quản trị công ty. World Bank hết sức quan tâm về vấn đề này và đã có một loạt các đánh giá về quản trị công ty tại các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.

Xin gửi đến các bạn một số tài liệu để tham khảo sơ qua về chủ đề này. Việc nghiên cứu sâu hơn sẽ được trình bày trong một buổi sinh hoạt khác.
  • Một chuyên đề về quản trị công ty của Tạp chí điện tử Triển vọng Kinh tế của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (tiếng Việt)
Link 1: http://hotfile.com/dl/117053130/1c82644/GioithieuveQuantricongty.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?9xt9b43l9v8he96
  • Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (tiếng Anh)
Link 1: http://hotfile.com/dl/117053205/0449fe1/NguyentacQTCT-OECD.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?ifjsoffe6s6ikt3
  • Một bài tổng quan về quản trị công ty tại Hoa Kỳ (tiếng Anh)
Link 1: http://hotfile.com/dl/117053303/477e72f/quantricongtytaiHoaKy.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?xgcj5mqj40vaux8
  • Đánh giá của WB về quản trị công ty tại Việt Nam (tiếng Anh)
Link 1: http://hotfile.com/dl/117053066/66fb0cf/Baocaoquantricongty-vietnam.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?j77ec352m33y0e5

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Chia sẻ thông tin

Cô Đặng Thị Kim Thúy, một thành viên tham gia chương trình của chúng ta có nhã ý chia sẻ với mọi người toàn văn Luận văn Thạc sĩ của cô về đề tài khuôn mẫu lý thuyết kế toán.
Xin hoan nghênh cô Thúy và xin giới thiệu với mọi người.
Link 1:
http://hotfile.com/dl/117032363/e32a916/Luan_van_-_Khuon_mau_ly_thuyet_ke_toan.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?8fyy93jtqdbwb04

Chuẩn bị cho chuyên đề 2


Để chuẩn bị tốt cho việc thảo luận trong buổi trình bày chuyên đề 2 sắp tới, chúng tôi gửi đến các bạn các tài liệu cơ bản về khuôn mẫu lý thuyết kế toán.
  • Bài viết giới thiệu kiến thức cơ bản về khuôn mẫu lý thuyết kế toán và Chuẩn mực chung của Việt Nam.
Link 1: http://hotfile.com/dl/117024886/cd441d7/Gioi_thieu_KMLTKT-VietNam.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?csrl8axo6kwugo5
  • Một chương sách Lý thuyết kế toán, giải thích sâu hơn những vấn đềchung quanh khuôn mẫu lý thuyết kế toán trên thế giới.
Link 1: http://hotfile.com/dl/117024926/7203566/KMLT-nghiencuu.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?bs76a4wbovbv9os
  • Một chương trích từ sách giáo khoa về khuôn mẫu lý thuyết Hoa Kỳ (tiếng Anh).
Link 1: http://hotfile.com/dl/117024786/db4fe92/GiaithichKMLT-HoaKy.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?das1mib8axziw1c

  • Một chương trích từ sách giáo khoa về khuôn mẫu lý thuyết quốc tế (tiếng Anh)
Link 1: http://hotfile.com/dl/117024844/d9310cc/GiaithichKMLT-Quocte.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?62as4zug42a74zk

  • Toàn văn khuôn mẫu lý thuyết kế toán của chuẩn mực kế quốc tế (tiếng Anh)
Link 1: http://hotfile.com/dl/117024700/9d9e338/Framework_BV2009.pdf.html
Link 2: http://www.mediafire.com/?hbyjouzx34p07pz

Tự đánh giá chuyên đề 1


Cảm ơn các bạn đã tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn về sự phát triển của nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Như đã trao đổi, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi để các bạn tự đánh giá những nội dung đã tiếp thu qua chuyên đề.
  1. Một giảng viên kế toán có hiểu biết về sự phát triển nghề nghiệp có thể mang lại thêm giá trị gì cho sinh viên của mình?
  2. Có thực sự nghề nghiệp kế toán - kiểm toán có một vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn cầu hay đó chỉ là sự tự khẳng định của những tổ chức nghề nghiệp?
  3. Thuật ngữ nghề nghiệp kế toán - kiểm toán chính xác hơn thuật ngữ nghề nghiệp kế toán?
  4. Có người nói rằng "Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ, do đó kế toán chỉ là việc ghi chép và báo cáo phục vụ cho mục đích thuế". Bạn hãy nêu những luận điểm bảo vệ cho phát biểu trên và phản bác lại phát biểu trên.
  5. Bạn hình dung về mình thế nào sau muời năm nữa?

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Download từ Mediafire


Một số thầy cô góp ý là download từ Hotfile phải chờ lâu, chúng tôi bổ sung các đường link download từ Mediafire:
  1. Slide chuyên đề: http://www.mediafire.com/?0cal1nso1pcrf0o
  2. Bài viết về Hệ thống thông tin kế toán: http://www.mediafire.com/?blky6kgp9q0ba7y
  3. Bài viết về Kế toán và thị trường vốn: http://www.mediafire.com/?7um4e44rv263q36
  4. Bài viết về Kế toán quản trị: http://www.mediafire.com/?9faxx7uo9fklmvb
Chúc cácthầy cô thành công

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Tài liệu đọc thêm chuyên đề 1

Để hình dung thêm về nội dung sự phát triển nghề nghiệp kế toán - kiểm toán và các định hướng nghiên cứu, xin giới thiệu một số bài viết hoặc tài liệu về lĩnh vực này.
  1. Hệ thống thông tin kế toán: Xu hướng phát triển và các hướng nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn. Download: http://hotfile.com/dl/116613048/b3daa02/HTTTKT.pdf.html
  2. Thị trường vốn toàn cầu nhìn dưới góc độ các công ty kiểm toán quốc tế (tiếng Anh). Download: http://hotfile.com/dl/116613292/bd80329/0611visionpaper.pdf.html
  3. Từ kế toán đến quản trị - Một cái nhìn toàn cầu (tiếng Anh).Download: http://hotfile.com/dl/116614592/747b5b5/Birkett.pdf.html

Chuyên đề 1: Sự phát triển nghề nghiệp

Chuyên đề này tập trung vào việc giới thiệu về sự phát triển nghề nghiệp kế toán và kiểm toán và qua đó liên hệ đến vấn đề đào tạo trong lĩnh vực này. Chuyên đề trình bày ba nội dung chính:
  1. Tại sao trong đào tạo kế toán - kiểm toán, người giảng viên phải gắn bó với sự phát triển nghề nghiệp
  2. Sự phát triển nghề nghiệp kế toán - kiểm toán hiện nay và những hướng nghiên cứu.
  3. Những vấn đề cần quan tâm trong đào tạo kế toán - kiểm toán
Chuyên đề được trình bày buổi chiều ngày 6/5/2011 tại Trường Đại học Mở TPHCM. Có thể download slide bài trình bày theo đường link dưới đây: