Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Giá trị hợp lý


Giá trị hợp lý là một đề tài nóng trong kế toán, chứ không riêng đối với lĩnh vực kế toán công cụ tài chính. Gửi các thầy cô một vài tài liệu tham khảo:

- Bài trình bày về Giá trị hợp lý áp dụng cho kế toán công cụ tài chính (tiếng Việt)

Link 1:

http://hotfile.com/dl/121488923/103c52c/Gia_tri_hop_ly_va_cong_cu_tai_chinh.ppt.html

Link 2:

http://www.mediafire.com/?a0uh00706oo652i

- Bài báo về giá trị hợp lý của David Cairns (tiếng Anh).

Tác giả từng là Tổng thư ký của IASC trong 10 năm. David Cairns hiện là giáo sư thỉnh giảng tại London School of Economics and Political Science.

Link 1:

http://hotfile.com/dl/121488959/80634db/giatrihoply-DavidCairns.pdf.html

Link 2:

http://www.mediafire.com/?7usxruhppeczjl8

- Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ về giá trị hợp lý (tiếng Anh). (Hiện nay đã có chỉnh sửa một ít trong Dự án hội tụ, nhưng về cơ bản vẫn là một tài liệu tham khảo tốt)

Link 1:

http://hotfile.com/dl/121489009/0d13667/FAS157.pdf.html

Link 2:

http://www.mediafire.com/?4klj6vw9ce4mamd

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Một thí dụ về phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ



W.T. Grant là một công ty Mỹ rất lớn bị phá sản năm 1976. Bài báo sau đây cho thấy có thể dự đoán được điều này sớm hơn nếu xem xét khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh.

Chi phí trả trước và báo cáo lưu chuyển tiền tệ



Chi phí trả trước là một khoản phi tiền tệ hay là một khoản vốn lưu động
Trong buổi sinh hoạt vừa qua có một số trao đổi thú vị liên quan đến cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (CF). Việc trao đổi xoay quanh vấn đề tại sao chi phí trả trước, dưới góc độ nào đó, gần giống như chi phí khấu hao, lại không điều chỉnh như một khoản mục phi tiền tệ như khấu hao mà lại điều chỉnh trong phần sự thay đổi của vốn lưu động. Bài viết dưới đây trình bày cách giải quyết tiếp cận theo hướng tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính. Đây chỉ là một ý kiến cá nhân nhằm tạo cơ hội cho chúng ta có dịp nhìn sâu hơn vào CF cũng như bản chất cung cấp thông tin của kế toán.
Các quy định
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” (VAS 24)
Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:
- Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng...
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
- Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);
- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 7 “Statement of Cadh Flows” (IAS7)
Under the indirect method, the net cash flow from operating activities is determined by adjusting profit or loss for the effects of:
(a) changes during the period in inventories and operating receivables and payables;
(b) non-cash items such as depreciation, provisions, deferred taxes, unrealised foreign currency gains and losses, and undistributed profits of associates; and
(c) all other items for which the cash effects are investing or financing cash flows.
Đặt vấn đề
Như vậy, trong khi VAS 24 gọi đơn giản là các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền thì khái niệm các khoản phi tiền tệ (non-cash item) đã được đề cập bởi IAS 7. Tuy nhiên, cả hai đều không đưa ra định nghĩa mà chỉ cho thí dụ.
Câu hỏi đặt ra là liệu các khoản chi phí trả trước có phải là một chi phí phi tiền tệ hay không? Phải chăng các khoản này chỉ bao gồm các khoản doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư hay tài chính? Các ý kiến trong hội thảo như sau:
1. Một số ý kiến cho rằng nên điều chỉnh chi phí trả trước như một khoản chi phí phi tiền tệ. Lúc đó, trong phần điều chỉnh để ra được khoản lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thì sẽ trừ cho số thực chi. Cách xử lý này tương tự như chi phí lãi vay.
2. Một số ý kiến khác cho rằng, chi phí trả trước cần điều chỉnh bên dưới vì nó có thể biến động hai chiều tương tự như các khoản vốn lưu động khác (hàng tồn kho, nợ phải thu…)
3. Một số ý kiến cho rằng cần tiếp cận trên mục đích của thông tin trên CF. Theo đó, việc tính chi phí trả trước ở trên (điều chỉnh vào các khoản phi tiền tệ) hay ở dưới (điều chỉnh vào những thay đổi về vốn lưu động) là tùy theo mục đích cung cấp thông tin trên CF.
Đề xuất
Bài viết này đề nghị xem xét vấn đề dưới góc độ mục đích cung cấp thông tin trên CF. Cả hai cách xử lý chi phí trả trước đều không ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh mà chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Lợi nhuận trước những thay đổi về vốn lưu động”. Như vậy, chỉ tiêu này thực sự có ý nghĩa gì? Lưu ý rằng chỉ tiêu này không được đề cập chính thức trong chuẩn mực nhưng khi trình bày CF (theo phương pháp gián tiếp), nó thường là 1 dòng trung gian, hàm nghĩa dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước các khoản phải bù đắp (hoặc được thu hồi) từ vốn lưu động của công ty và những khoản thực chi cần khai báo như chi trả lãi vay hay chi nộp thuế. Và do đó, để giải quyết cấn đề, câu hỏi “liệu chi phí trả trước có phải là một khoản phi tiền tệ không?”sẽ được đổi lại rằng, “liệu chi phí trả trước có thuộc về vốn lưu động hay không?”
Vốn lưu động (working capital) là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nó thường được phân tích thành 2 bộ phận:
- Nhu cầu vốn lưu động (working capital requirement) bao gồm hàng tồn kho, nợ phải thu khách hàng, chi phí trả trước trừ đi phải trả người bán, chi phí phải trả). Dưới góc độ quản trị tài chính, đây là lượng vốn lưu động doanh nghiệp duy trì trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. Chỉ tiêu này cho biết việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp có tốt hay không.
- Số dư cân bằng thanh khoản (net liquid balance) là là phần chênh lệch giữa các tài sản tài chính ngắn hạn (tiền, đầu tư ngắn hạn…) với các khoản nợ phải trả tài chính ngắn hạn (vay ngắn hạn…).
Trong CF gián tiếp, có thể thấy phần điều chỉnh vốn lưu động chính là thể hiện các thay đổi của nhóm các khoản thuộc về nhu cầu vốn lưu động. Chi phí trả trưóc cũng nằm trong nhóm này nên sẽ là một đối tượng của quản lý vốn lưu động. Nhà quản lý cần phải tính toán để giảm thiểu dòng tiền của mình bị đọng trong các chi phí trả trước. Thí dụ, trong những giao dịch thuê tài sản, dưới góc độ tài chính, người quản lý sẽ xem xét để có thể tìm kiếm được những hợp đồng nào yêu cầu một mức chi phí trả trước thấp hơn.
Việ trình bày sự thay đổi vốn lưu động trên CF không chỉ nhằm mục đích điều chỉnh từ lợi nhuận ra lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, mà quan trọng hơn là giải thích tại sao lại phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận và tiền, qua đó giúp người đọc đánh giá về khả năng điều hành của người quản lý doanh nghiệp. Việc quản lý vồn lưu động tốt sẽ giúp sự chuyển hóa từ lợi nhuận thành tiền được tối ưu.
Dưới góc độ, có thể giải thích chi phí trả trước ngắn hạn với tư cách một khoản nằm trong nhu cầu vốn lưu động, sẽ được điều chỉnh trong phần thay đổi vốn lưu động hơn là trình bày như một khoản chi phí phi tiền tệ.
Cũng trong lập luận đó, chi phí trả trước dài hạn – một khoản chi phí được vốn hóa và phân bổ trong nhiều năm, không nằm trong chính sách quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp mà thuộc về phạm vi quyết định dài hạn – cần được phản ảnh bên hoạt động đầu tư và khoản phân bổ vào chi phí hàng năm của nó sẽ được điều chỉnh trên CF như một khoản chi phí phi tiền tệ.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Kế toán công cụ tài chính



Dưới đây là một số tài liệu tham khảo về kế toán công cụ tài chính, bao gồm:

- Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 9 – Kế toán công cụ tài chính

- Một số hướng dẫn/nghiên cứu của Big4 về kế toán công cụ tài chính

File 1 (chọn 1 trong 2 link)

http://hotfile.com/dl/121130217/829fe65/Financial_instruments_1.rar.html

http://www.mediafire.com/?jkamd94by1fhsi0

File 2 (chọn 1 trong 2 link)

http://hotfile.com/dl/121130397/568d6d3/financial_instruments_2.pdf.html

http://www.mediafire.com/?qwkyxj62xcb4g5w

File 3 (chọn 1 trong 2 link)

http://hotfile.com/dl/121130633/53916d7/financial_instruments_3.pdf.html

http://www.mediafire.com/?asahb8zl5zzc6mm

Slide chuyên đề Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Phần 2



Xin gửi đến các thầy cô tài liệu cho buổi sinh hoạt Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - phần 2. Phần này tập trung vào trình bày và thảo luận về cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Hội thảo Kế toán công cụ tài chính



Trường Đại học Tôn ĐứcThắng và Hội Kế toán TPHCM có tổ chức buổi hội thảo "Kế toán công cụ tài chính" vào thời gian 8g00 ngày 16/6/2011 tại Phòng họp B, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7. Ban Tổ chức có nhã ý mời các thầy cô tham dự.

Các thầy cô nào quan tâm xin báo sớm về Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Mở TPHCM để chúng tôi đăng ký tham gia với Ban Tổ chức Hội thảo.

Cô Thủy Quyên
thuyquyen77@gmail.com

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Đề xuất chuyên đề mới



Mời các thầy cô đề xuất cho các chuyên đề mới sẽ trình bày vào thời gian từ tháng 11/2011 đến tháng 6/2012.

Xem chi tiết ở trang "Chuyên đề mới" hoặc click vào đường dẫn sau:
http://accounting-forum.blogspot.com/p/chuan-bi-cho-chuyen-e-moi.html

Chia sẻ tài liệu - Chuẩn mực kế toán quốc tế



Cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh, một thành viên có nhã ý chia sẻ một tài liệu về chuẩn mực kế toán quốc tế bằng tiếng Việt. Có một vài trang bị lỗi về font chữ nhưng không ảnh hưởng đến tính hữu ích của tài liệu. Đây là tài liệu hướng dẫn nên viết vắn tắt về lý thuyết nhưng có nhiều thí dụ minh họa.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gửi kèm tài liệu gốc bằng tiếng Anh, để các thầy cô tham khảo thêm. Hai văn bản có thể lệch nhau một chút về lần xuất bản nhưng không đáng kể.
Cũng cần lưu ý thêm là các tài liệu này chưa cập nhật những thay đổi của IFRS trong những năm gần đây. Khi áp dụng vào các hoàn cảnh cụ thể, xin các thầy cô lưu ý cập nhật các chuẩn mực mới từ website của IFRS-IASB hoặc IASPLUS có đường link ở bên tay phải, bên dưới trang blog của chúng ta.

Sách Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán quốc tế bằng tiếng Việt.
Link 1:
http://hotfile.com/dl/120082401/d980e6f/Chuan_muc_ke_toan_quoc_te_-_huong_dan_-_Ban_tieng_Viet.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?h0zve875f04f765

Sách Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán quốc tế bản tiếng Anh.
Link 1:
http://hotfile.com/dl/120082427/1b9e7af/Chuan_muc_ke_toan_quoc_te_-_huong_dan_-_Ban_tieng_Anh.pdf.html
Link 2:
http://www.mediafire.com/?hisofdvxshr9ran

Chuyên đề về sự khác biệt giữa kế toán và thuế



Trên thế giới, nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam trước đây) coi số liệu kế toán là một nguồn thông tin cho cơ quan thuế và do đó, số liệu kế toán phải phản ảnh phù hợp với các quy định về thuế. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia khác, kế toán tập trung vào việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp; việccung cấp thông tin cho cơ quan thuế sẽ được thực hiện riêng.
Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây đã chuyển sang hướng thứ hai. Điều này mang lại cho kế toán một sức sống mới trong việc áp dụng linh hoạt hơn các nguyên tắc kế toán. Mặc dù vậy, một vấn đề quan trọng đặt ra cho người kế toán là phải hiểu rõ về các quy định của thuế cũng như sự khác biệt giữa cách xử lý của kế toán với cơ quan thuế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chuyển sang hệ thống kê khai thuế theo phương thức tự khai tự nộp từ năm 2007. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp ngày nay phải am hiểu về thuế để chủ động kê khai những khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế. Vì vậy, chương trình đào taọ về kế toán càng ngày càng coi việc đào tạo về thuế cho sinh viên kế toán là một chủ đề quan trọng. Ngay về nội dung, cách tiếp cận các vấn đề về thuế cũng theo hướng doanh nghiệp, thay vì theo hướng đào tạo về chính sách thuế của Nhà nước.
Với sự thay đổi đó, các bài giảng môn kế toán tài chính cần bổ sung nội dung đối chiếu sự khác biệt kế toán và thuế trong từng vấn đề giảng dạy. Thí dụ, khi học về tài sản cố định, người sinh viên cần hiểu mặc dù việc khấu hao là một ước tính kế toán theo thực tế của doanh nghiệp; họ cũng cần tham chiếu đến các quy định về thuế liên quan để xử lý các chênh lệch khi khai thuế nếu có sự khác biệt.
Một thách thức lớn cho giảng viên kế toán là các quy định về thuế luôn thay đổi. Đây là một hiện thực khách quan vì các chính sách quản lý thuế của Nhà nước phải thay đổi kịp thời với thực tiễn nền kinh tế và hành vi của người nộp thuế. Vì vậy, các chương trình cập nhật thuế định kỳ là hết sức cần thiết cho giảng viên kế toán.
Kỳ này, chuyên đề “Sự khác biệt kế toán và thuế” sẽ được trình bày bao gồm những nội dung cơ bản và cập nhật với hai buổi, giải quyết hai vấn đề chung là doanh thu và chi phí. Ngoài thời gian trình bày, một phần thời gian sẽ dành để trả lời thắc mắc. Luật sư Trần Xoa, diễn giả, là một chuyên gia trong lĩnh vực thuế và là nhà tư vấn thuế cho nhiều công ty. Với kiến thức sâu rộng và thực tiễn nghề nghiệp phong phú, ông sẽ có thể giải đáp nhiều thắc mắc của các thầy cô.
Tài liệu đã được gửi qua email cho các thầy cô đăng ký tham gia. Các thầy cô cố gắng dành thời gian chuẩn bị trước, nhất là đọc văn bản về thuế thu nhập doanh nghiệp để có thể trao đổi được nhiều thông tin hữu ích nhất cho bài giảng của mình.
Một số chủ đề chuyên sâu hơn về thuế sẽ được tiếp tục cập nhật trong chương trình sinh hoạt chuyên môn những kỳ tới.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011