Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Quan hệ giữa ROE, lãi suất và tỷ suất sinh lời



Một trong những cách đánh giá đòn bẩy tài chính là so sánh giữa lãi suất và tỷ số sinh lời của doanh nghiệp (được đo bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho vốn chủ sở hữu cộng vốn vay). Về lý thuyết, khi lãi suất còn nhỏ hơn tỷ số sinh lời của doanh nghiệp thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính còn có tác dụng khuếch trương tỷ số ROE, tức là khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Ngược lại, khi lãi suất đã cao hơn tỷ số sinh lời của doanh nghiệp thì càng tăng đòn bẩy tài chính lên, ROE càng giảm do chi phí lãi vay làm cho hiệu quả kinh doanh giảm nhiều hơn mức tăng lên của đòn bẩy tài chính. Các thí dụ sau làm rõ khái niệm này.
Thí dụ 1: Hai công ty A và B có cùng tài sản, lợi nhuận và các khoản nợ không phải trả lãi nhưng cơ cấu tài chính khác nhau. Giả sử lãi suất vay là 10%.

A và B có cùng tỷ số sinh lời là 12,5% cao hơn lãi suất vay là 10%. B có mức sử dụng nợ cao hơn nên sẽ có mức ROE cao hơn. Điều này có nghĩa là trong điều kiện lãi suất đang thấp hơn tỷ số số sinh lời, việc tăng mức sử dụng nợ vay làm cho khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn.
Thí dụ 2: Nếu lãi suất là 15%, bảng so sánh giữa hai doanh nghiệp sẽ thay đổi như sau:

Lúc này, lãi suất vay đã cao hơn tỷ số sinh lời. Doanh nghiệp B sẽ bất lợi hơn A vì có mức sử dụng nơ vay cao hơn. Điều này cũng đồng nghĩa là khi lãi suất vượt khỏi tỷ số sinh lời, doanh nghiệp B nên điều chỉnh cơ cấu tài chính của mình giống như A để giảm tổn thất ROE khi trong tình hình lãi suất bất lợi.
Thí dụ 3: Trường hợp lãi suất đúng bằng tỷ suất sinh lời là 12,5%, đòn bẩy tài chính thay đổi không tác động đến ROE.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét