Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Giới thiệu Báo cáo COSO 1992 (phần 3)

















KSNB và quá trình quản lý

Báo cáo COSO khẳng định, KSNB là một phần của quá trình quản lý và gắn chặt với quá trình này. Tuy nhiên không phải mọi hành động mà nhà quản lý thực hiện đều là một yếu tố của KSNB. Việc đặt ra mục tiêu của tổ chức chẳng hạn, đây là một trách nhiệm quản lý quan trọng nhưng nó không phải là một bộ phận (yếu tố) của KSNB mà là một tiền đề cho KSNB. Bảng sau minh họa một số hành động của nhà quản lý được xem là một bộ phận của HTKSNB:

Hoạt động của nhà quản lý
Kiểm soát nội bộ
Đặt mục tiêu ở cấp độ toàn đơn vị

Lập kế hoạch chiến lược

Xây dựng các yếu tố của môi trường kiểm soát
             v
Đặt mục tiêu ở cấp độ hoạt động

Nhận dạng và phân tích rủi ro
             v
Quản lý rủi ro

Tiến hành hoạt động kiểm soát
             v
Thu thập và truyền đạt thông tin
             v
Giám sát
             v
Các hoạt động sửa chữa (sửa sai)















Những cách tiếp cận  khác nhau về kiểm soát nội bộ (KSNB)

Nhà quản lý
Nhà quản lý xem xét KSNB từ góc độ toàn bộ tổ chức. Trách nhiệm của nhà quản lý là thiết lập mục tiêu và chiến lược; sử dụng các nguồn lực (con người và vật chất) để đạt được mục tiêu đã định.
Đối với nhà quản lý, KSNB bao gồm chính sách, thủ tục và các hành động nhằm giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Nhà quản lý cần chỉ đạo và giám sát các hoạt động của tổ chức, ý thức được các nhân tố ản hưởng (từ bên trong và bên ngoài), nhận diện và đối phó với rủi ro.
KSNB giúp nhà quản lý có các hành động kịp thời khi điều kiện thay đổi nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi hay tận dụng được các thời cơ. KSNB còn giúp nhà quản lý tuân thủ các luật lệ và quy định.

Kiểm toán viên nội bộ
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA) định nghĩa “SNB là bất kỳ hành động nào được thực hiện bởi nhà quản lý nhằm tăng cường khả năng đạt được các mục tiêu đã định”. IIA cũng giải thích cụ thể về bản chất của các hành động này và khẳng định rằng KSNB là kết quả của quá trình lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện của nhà quản lý[1]. Định nghĩa này cũng thống nhất với quan điểm của IIA về vai trò của kiểm toán nội bộ trong tổ chức. Theo đó, “kiểm toán nội bộ kiểm tra và đánh giá các quá trình lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhằm đảm bảo hợp lý rằng các mục tiêu của tổ chức sẽ đạt được”. Như vậy mọi hệ thống, quá trình, chức năng và hoạt động của một tổ chức đều nằm trong phạm vi của KSNB. Trong thực tế, hoạt động của kiểm toán nội bộ sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều lệ của tổ chức.

Kiểm toán viên độc lập
Kiểm toán viên độc lập chủ yếu tập trung tìm hiểu HTKSNB về các khía cạnh mà nó hỗ trợ hay ảnh hưởng tới báo cáo tài chính mà thôi. Ban đầu, AICPA định nghĩa KSNB rất rộng “KSNB là chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đưa ra sự đảm bảo hợp lý rằng các mục tiêu cụ thể của tổ chức sẽ đạt được”[2]. Định nghĩa này nhất quán với cách hiểu của nhà quản lý và kiểm toán viên nội bộ nói trên.
Tuy nhiên, sau này định nghĩa của AICPA về KSNB đã được thu hẹp lại cho tương ứng với trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập mà thôi. Các chính sách và thủ tục thích hợp với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính khi nó liên quan đến khả năng ghi chép, xử lý, tổng hợp và báo cáo các thông tin tài chính nhất quán với các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.

Các đối tượng bên ngoài khác

  • Các nghị sĩ và cơ quan quản lý: thường định nghĩa KSNB sao cho phù hợp với trách nhiệm của họ. Các định nghĩa này đề cập đến các loại hoạt động cần được giám sát, yêu cầu báo cáo, sử dụng nguồn lực của tổ chức tuân thủ theo luật pháp và quy định, bảo vệ tài sản khỏi mất mát, lãng phí hay sử dụng sai mục đích
  • Các nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tượng khác: cần nhiều loại thông tin thông tin về tổ chức, trong đó chủ yếu là thông tin tài chính. Tuy nhiên các đối tượng này ít có khả năng yêu cầu tổ chức cung cấp thông tin cho mình và họ không dành nhiều quan tâm tìm hiểu về KSNB.
  • Tóm lại, Báo cáo COSO về KSNB là một tài liệu được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, Báo cáo này không mang tính bắt buộc (như một chuẩn mực) mà chủ yếu mang tính hướng dẫn. Một HTKSNB không có các thành phần hay không đáp ứng được mọi tiêu chí đánh giá nêu trong Báo cáo cũng vẫn có khả năng là một HTKSNB hữu hiệu trên thực tế.

Mai Đức Nghĩa (Bộ môn Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
(Đọc thêm: Bộ môn Kiểm toán, Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông, 2010)


[1] Statement on Internal Auditing Standards No. 1, Control: Concepts and Responsibilities
[2] Statement on Auditing Standards No. 55, Consideration of the Internal Control Structure in a Financial Statement Audit (New York: AICPA, 1988), para 6.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét